Vừa qua xác 1 con cá voi khổng lồ đã trôi dạt vào bờ biển phía tây indonesia. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân khiến con cá voi chết tức tưởi, nhưng những gì người ta chứng kiến khi mổ bụng con cá thật là tồi tệ.
Đội ngũ cứu hộ của vườn quốc gia Wakatobi tìm thấy xác con cá dài 9,5 m đang thối rữa tại một địa điểm gần vườn quốc gia phía đông nam tỉnh Sulawesi, theo AP. Theo lời giám đốc vườn Heri Santoso, trước đó họ nhận được tin báo rằng dân làng đã vây quanh và đang bắt đầu xẻ thịt con vật.
Ông Santoso cho biết các nghiên cứu viên từ Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) và học viện bảo tồn của vườn quốc gia đã tìm thấy khoảng 5,9 kg rác thải nhựa trong bụng cá, bao gồm 115 cốc nhựa, 4 chai nhựa, 25 túi bóng, 2 đôi dép tông, một bao tải nylon và hơn 1.000 mảnh vỡ nhựa các loại.
"Mặc dù chúng tôi chưa thể xác định nguyên nhân cá chết, thực tế mà chúng tôi nhìn thấy thực sự khủng khiếp", Dwi Suprapti, điều phối viên về bảo tồn sinh vật biển tại WWF Indonesia, cho biết.
cá voi chết trôi dạt vào bờ biển
Indonesia, đảo quốc với 260 triệu dân, là nước ô nhiễm nhựa lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Science hồi tháng 1. Nước này thải ra 3,2 triệu tấn rác thải nhựa không được xử lý đúng cách mỗi năm, trong đó 1,29 triệu tấn trôi ra đại dương.
Chính phủ indonesia đang nỗ lực để giảm thiểu sử dụng nhựa, bao gồm yêu cầu các cửa hàng không cung cấp túi bóng cho khách, giảng dạy về vấn đề này trong các trường học trên toàn quốc, để có thể đạt được mục tiêu giảm thiểu sử dụng nhựa 70% vào năm 2025.
1. Ban lệnh cấm sử dụng túi nilon và đánh thuế cao với mặt hàng túi nilon
Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…
2. Khuyến cáo người đi chợ nên mang giỏ, làn, hộp nhựa để đựng thay túi nilon
Chị em đi chợ nên tự mang giỏ, làn ở nhà đi để đựng rau, củ quả. Còn với thịt cá thì có thể đựng bằng hộp nhựa sử dụng nhiều lần và khi về có thể cất vào tủ lạnh luôn rất tiện dụng
3. Sử dụng túi giấy, túi vải không dệt thân thiện với môi trường thay thế túi nilon
Túi giấy, túi vải không dệt là những sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Túi vải không dệt cũng rất bền, rất tiện dụng, có thể sử dụng được lâu dài, mẫu mã đẹp và đa dạng. Và vì thế nó dĩ nhiên có giá thành cao hơn so với túi nilon. Tuy nhiên giá cả không nên được xem là vấn đề ở đây vì sức khỏe và cuộc sống luôn là trên hết. Và nhà nước cũng nên có những chính sách hỗ trợ hợp lý những doanh nghiệp sản xuất túi giấy, túi vải không dệt thân thiện với môi trường.
Túi nilon tuy có tiện lợi khi sử dụng nhưng tác hại của nó thì lại quá sức khủng khiếp. Vì thế để bảo vệ sức khỏe của chúng ta, và bảo vệ hành tinh tươi đẹp này hãy loại bỏ túi nilon ngay lúc này và thay vào đó là sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải không dệt.